Nghề bán hàng trên ghe, nét đặc trưng vùng sông nước miền Tây
Những chiếc ghe bán hàng trên sông nước miền Tây như là "siêu thị" mini thứ thiệt với đủ loại hàng hóa. Nhờ việc cung ứng hàng hóa, người bán hàng trên ghe cũng có thêm thu nhập nuôi gia đình.
Ai đã từng sống ở miền Tây sông nước thì dù đi đâu, về đâu cũng khó có thể quên những hình ảnh, âm thanh quá đỗi thân yêu của những chiếc ghe hàng. Không phải là phương tiện cơ giới tiến bộ nhưng hình ảnh ghe hàng từ lâu đã ăn sâu vào tiềm thức bao người dân nhất là những người con xa quê.
Ghe bán hàng trên sông ở miền TâyAnh Trần Văn Kiện (34 tuổi, ngụ xã Đông Thới, huyện Cái Nước, Cà Mau) đã có thâm niên làm nghề bán hàng trên sông nước miền Tây chừng 7 năm.
Trước đây, khi học xong không tìm được việc làm ổn định nơi phố thị anh trở về quê làm vuông tôm. Song nghề nuôi tôm cũng khá cập kênh nên anh Kiện sắm thêm chiếc ghe hàng để buôn bán như mọi người.
Anh Kiện đang sắp xếp lại hàng hóa trong khoang ghe"Lúc mới vào nghề cũng chật vật lắm vì không có mối, rồi mình đi bán từ từ mới có khách ổn định như bây giờ. Cái vui và cái cực của nghề này là phải chạy ghe bán nhiều nơi. Một ngày tôi đi bán trung bình ở khoảng 5 con kênh, rạch.
Từ kênh giữa rồi vòng qua đập Bảy Hưng rồi kênh Năm Long…lượt đi và về ngót nghét hơn 20 cây số. Bình quân như vậy, tôi có lãi trên 200 ngàn đồng/ngày, tạm đủ ăn cho gia đình 6 người" - anh Kiệt vừa bán hàng cho khách vừa san sẻ.
Mỗi ngày anh Kiện đều sang chợ Cái Nước mua hàng một lần. Mặt hàng rất nhiều chủng loại từ nhu yếu phẩm, lúa gạoNhững chiếc ghe bán hàng trên kênh giống như mấy chiếc xuồng ở chợ nổi vẫn thường treo hàng hóa lên bẹo, ghe hàng là một "siêu thị" mini thứ thiệt, hầu như những gì cần cho một cuộc sống bình dị ở thôn quê thì ghe hàng đều có bán.
Ghe nhỏ nhưng chất chi chít đồ và mỗi lần ai cần mua món gì là chủ ghe sẽ lấy y đúng, nhanh thoăn thoắt.
Cảnh mua bán trên sôngLần theo từng kênh rạch, chiếc ghe hàng không chỉ quen đường đi nước bước nhưng quen cả từng khuôn mặt, nếp nhà nằm dọc mé sông, bờ bãi.
Chị Tạ Tuyết Phượng, một người hay mua hàng trên ghe hàng cho biết, chiếc ghe chở hàng, chở cả gia đình lênh đênh trên khắp sông rạch và nó gần như nét đặc trưng của vùng đất này. Giờ số lượng người bán ghe hàng ít hơn trước, nhưng dù vậy ghe hàng vẫn có sức hút riêng.
"Dù có đường xá thông thoáng, xe máy đi lại thuận tiện, nhưng thói quen hay tâm lý, nhiều người vẫn thích mua ở các ghe hàng. nhiều lúc tâm lý ngồi đợi hàng mang tới nhà, đỡ tốn tiền xăng xe, đỡ tốn công đi chợ" - chị Kim Hường, một chủ ghe hàng với hơn 15 năm trong nghề, tâm sự.
Chị Kim Hường gắn bó với công việc bán ghe hàng lâu năm cho biết, giờ buôn bán ế ẩm cộng thêm dịch bệnh nhiều chủ ghe cũng rời quê tha phương cầu thực. Số người còn ở lại như chị cũng nỗ lực bám trụ từng ngàyKhi hỏi về ý định chuyển nghề, chị Hường hay anh Kiệt đều nói, chừng nào còn đường sông, đường sá trên bờ còn hạn chế thì họ vẫn tiếp tục với nghề.
Vì nếu không có những chiếc ghe hàng này thì người dân sống tại mấy con kinh rạch sâu khó lòng mua sắm hàng hóa và gia đình những người bán hàng trên ghe cũng phải chuyển nghề khác để mưu sinh.
(Theo Dân Trí)
Theo: https://khachsanthanhdong.com/
Không có nhận xét nào: